TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội
TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT
Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội
Tình huống 1:
Thời gian gần đây, bà Phạm Thị Hạnh được anh Huy (con trai bà Hạnh) đón lên ở cùng trên thành phố để phụ giúp vợ chồng anh Huy trông nom con cái. Gia đình anh Huy sinh sống tại căn hộ BT005, tầng 5, khu chung cư M. Bà Hạnh thấy trong hành lang cầu thang bộ của chung cư để trống, ít người qua lại, vì mọi người thường sử dụng thang máy, bà Hạnh đã mua một đàn gà về chăn, thả trong góc cầu thang tầng 5 của chung cư. Một số cư dân trong chung cư M phát hiện ra hành vi của bà Hạnh và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý. Trong trường hợp này, bà Hạnh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm e, khoản 1 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
…
e) Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư”.
Như vậy, hành vi vi phạm của bà Hạnh sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng
Tình huống 02
Vào buổi tối, anh Bình và chị An đang đi chơi thì thấy ở ven đường có bán đèn trời. Anh, chị đã mua 03 chiếc đèn trời để đốt, thả. Khi đang đốt, thả chiếc thứ hai, thì anh Bình và chị An bị người có thẩm quyền yêu cầu dừng ngay hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính. Anh Bình muốn hỏi hành vi vi phạm của anh Bình và chị An sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm g, khoản 2 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
Điểm a, khoản 13 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này”
Theo các quy định trên, anh Bình và chị An sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tình huống 03
Vào một buổi tối, bà Phương thấy một nhóm thanh niên tay chân xăm trổ đang tụ tập đứng nói chuyện tại đầu hẻm vào nhà bà, bà Phương không muốn nhóm thanh niên này đứng ở gần nhà bà, nên bà đã gọi cho công an phường báo tin giả về việc có một nhóm thanh niên đang sử dụng ma túy tại đầu hẻm nhà bà với mục đích để nhóm thanh niên phải di chuyển đi nơi khác khi thấy công an phường đi xuống kiểm tra. Sau khi công an phường xuống kiểm tra, không thấy có vụ việc nào như bà Phương báo nên đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà Phương về hành vi “Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Bà Phương lo lắng không biết bà sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm c, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”
Theo quy định trên, bà Phương sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tình huống 04
Trong lúc nhậu tại quán, anh Phong có lời qua tiếng lại và gây thương tích, tổn hại sức khỏe của anh Đình với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 8%, vụ việc của anh Phong đã bị cơ quan công an có thẩm quyền thụ lý, giải quyết, nhưng sau khi điều tra, cơ quan công an đã ban hành quyết định không khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm của anh Phong đến người có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính. Anh Phong muốn biết hành vi vi phạm của anh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm a, khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự”
Điểm a, khoản 13 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này”
Điểm đ, khoản 14 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau: “Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này”
Theo quy định nêu trên, anh Phong sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, ngoài ra anh Phong còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho anh Đình.
Tình huống 05
Ông Trần Văn Trường có con trai là Trần Văn Hải (16 tuổi, 10 tháng). Vừa qua Hải đã bị công an lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ”. Ông Trường muốn biết hành vi vi phạm của Hải sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm b, khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương”
Điểm a, khoản 13 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này”
Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định như sau:
“Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”
Hải thuộc trường hợp từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Hành vi “Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ” của Hải sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng (mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên) và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp Hải không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
Tình huống 06
Chị Nga có sở thích chụp hình, quay phim để ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Vừa qua, trong chuyến đi du lịch, chị Nga thấy có một khu đất trồng nhiều loài cây lạ, khu đất đã được rào chắn và có biển cấm chụp ảnh nhưng chị Nga không để ý mà vẫn sử dụng điện thoại để chụp ảnh khu đất với những loài cây lạ đó. Trong lúc đang chụp ảnh, chị bị người có thẩm quyền phát hiện và lập biên bản về hành vi “chụp ảnh địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh”, chị Nga muốn biết trường hợp của chị sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm c, khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh”
Điểm a, khoản 13 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này”
Hành vi vi phạm của chị Nga sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tình huống 07
Trả lời:
Khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020 quy định về thông báo lưu trú như sau: “Khi có người đến lưu trú, thành viên hộ gia đình, người đại diện cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú; trường hợp người đến lưu trú tại chỗ ở của cá nhân, hộ gia đình mà cá nhân, thành viên hộ gia đình không có mặt tại chỗ ở đó thì người đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với cơ quan đăng ký cư trú”
Điểm đ, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
đ) Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú”
Hành vi của ông Minh đã vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Cư trú năm 2020 và sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể ông Minh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Tình huống 08
Anh Tính kinh doanh dịch vụ cầm đồ, chị Mai có đến cửa hàng của anh Tính để cầm cố tài sản và vay tiền, thấy chị Mai có vẻ chậm chạp và đang cần tiền gấp, anh Tính đã nhận cầm cố tài sản của chị Mai và cho vay tiền với lãi xuất là 60%/năm. Anh Tính đã thu lợi được 2.000.000 đồng từ việc cho chị Mai vay tiền. Sau đó, hành vi của anh Tính đã bị người có thẩm quyền phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự”. Anh Tính muốn biết anh sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
Trả lời:
Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”
Điểm d khoản 4 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự”
Điểm b khoản 6 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và q khoản 3; điểm d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Điểm a khoản 7 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại các điểm đ, i, k, l, m, n và r khoản 3; các điểm d, đ và k khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều này”
Theo các quy định nêu trên, anh Tính sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề (nếu có), Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng. Ngoài ra, anh Tính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại 2.000.000 đồng là số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.
Tình huống 09
Thông qua mạng xã hội, anh Hưng đã đặt mua một lượng rất nhỏ các tiền chất để sản xuất ma túy với mục đích về thử nghiệm việc sản xuất ma túy. Tuy nhiên, do chưa nghiên cứu về cách sản xuất ma túy, nên anh Hưng chưa kịp làm thử nghiệm thì anh Hưng đã bị cơ quan công an phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “tàng trữ, mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy”. Anh Hưng lo lắng, không biết hành vi này sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
…
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy”
Điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định:
“8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”
Theo quy định nêu trên, hành vi “tàng trữ, mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy” của anh Hưng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, đồng thời anh Hưng sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tình huống 10
Anh Nam và bạn bè có thách đố nhau về việc trồng thành công cây cần sa, do đó anh Nam đã đặt hàng trên mạng xã hội 03 cây cần sa về trồng ở ngoài ban công. Có người đã phát hiện việc anh Nam trồng cần sa và báo với cơ quan công an có thẩm quyền, sau đó, anh Nam bị lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi nêu trên. Anh Nam muốn biết hành vi của anh đã vi phạm quy định nào và bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định như sau: “Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định”
Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: “1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy”
Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy”
Điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này”
Như vậy, hành vi trồng cây cần sa của anh Nam đã vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021và bị xử phạt theo quy định tại khoản 3 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể anh Nam sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đó là 03 cây cần sa mà anh trồng.
Tình huống 11
Anh Q và một số bạn bè rủ nhau đi đến quán karaoke. Tại quán, có một nhân viên nữ tên K (20 tuổi), thấy K xinh xắn, dễ thương nên anh Q đã chủ động trò chuyện. Sau khi thỏa thuận về giá cả, anh Q và chị K đã thực hiện việc mua, bán dâm. Trong lúc vụ việc xảy ra thì cơ quan công an có thẩm quyền phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với anh Q về hành vi “mua dâm”. Do đây là lần đầu tiên vi phạm, nên anh Q rất lo lắng, không biết hành vi vi phạm của mình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điều 24 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mua dâm.
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”
Theo quy định nêu trên, anh Q sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Tình huống 12
Chị Nguyễn Thị M năm nay 23 tuổi, chị M không có công ăn việc làm ổn định. Tháng trước, chị M xin vào phụ việc tại một quán cà phê. Chị M thấy anh N thường xuyên đến quán uống cà phê, chị M đã chủ động làm quen và gợi ý việc bán dâm cho người khách này. Anh N đồng ý và nhiều lần thực hiện mua bán dâm với chị M. Gần đây, khi đang thực hiện mua bán dâm, thì chị M và anh N bị công an xã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính. Chị M muốn biết pháp luật quy định hành vi bán dâm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điều 24 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về hành vi bán dâm như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này”
Theo quy định nêu trên, chị M sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng, hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Tình huống 13
Anh Thảo, anh Hiếu, anh Tâm và anh Nam là bạn bè nhưng lâu ngày mới có dịp gặp gỡ nên rủ nhau đi uống cà phê. Trong lúc uống cà phê thì 04 anh có chơi đánh tú lơ khơ, mỗi ván bài được thua là 100.000 đồng. Khi cơ quan công an có thẩm quyền đi tuần tra đã phát hiện và lập biên bản vụ việc. 02 ngày sau đó, cả 04 anh: Thảo, Hiếu, Tâm và Nam được cơ quan công an mời đến làm việc và lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “đánh bạc trái phép”. Trong vụ việc này thì 04 anh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời:
Điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật”
Điểm a khoản 6 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Khoản 7 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Theo các quy định nêu trên, 04 anh: Thảo, Hiếu, Tâm và Nam, mỗi người sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (đối với người có bộ bài tú lơ khơ) và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (đối với người được tiền từ chơi bài).
Tình huống 14
Vừa qua, cơ quan công an đã khởi tố 01 vụ án đánh bạc trái phép, bà Hoa là một trong số những bị can của vụ án này. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can là bà Hoa và chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ để đề nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Hoa về hành vi “Dùng nhà ở để chứa chấp việc đánh bạc”. Bà Hoa muốn biết, hành vi vi phạm của bà sẽ bị xử phạt với mức tiền như thế nào?
Trả lời:
Điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
…
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc”
Điểm a khoản 6 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Khoản 7 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Theo quy định nêu trên, bà Hoa sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, ngoài ra bà Hoa sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm (nếu có).
Tình huống 15
Gần đây, Nguyễn Mai Anh (17 tuổi) đã bị người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi “làm chủ lô, đề”. Tuy nhiên, Mai Anh cho rằng cháu đang dưới 18 tuổi, do đó sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?
Trả lời:
Điểm a khoản 5 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
Điểm a khoản 6 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt bổ sung như sau:
“Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Khoản 7 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này”
Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định như sau:
“Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền.
Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; bị buộc phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này thì số tiền nộp vào ngân sách nhà nước bằng 1/2 trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay”
Theo các quy định nêu trên, Mai Anh đang 17 tuổi, cháu vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm “Làm chủ lô, đề”, tuy nhiên mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên, cụ thể mức phạt tiền sẽ từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Trường hợp cháu Mai Anh không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay./.
HẾT