Truy cập nội dung luôn
UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

TÌNH HUỐNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

20/12/2023 07:29    312

Tình huống 1 Ông Mai Văn K chiếm đất nông nghiệp do UBND xã B quản lý để xây dựng nhà ở với diện tích 50m2, với quy mô xây dựng: móng xây gạch, giằng bê tông cốt thép, tường xây gạch không tô trát cao 3,6 m, mái lợp tôn, xà gồ thép hộp. Theo quy định pháp luật, hành vi của ông Mai Văn K bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

 Điểm a Khoản 2 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định :

“2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (điểm b khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ)  quy định :

“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này”

Ông Mai Văn K không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ) và điểm c khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Do đó, trường hợp của ông Mai Văn K sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

  + Buộc ông Mai Văn K khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã chiếm.

+  Buộc ông Mai Văn K nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Tình huống 2

Ông Trần T lấn đất phi nông nghiệp do UBND xã A quản lý với tổng diện tích là 33,9m2 để dựng hàng rào với quy mô: bờ rào dựng 03 trụ BTXM, kéo lưới sắt thì bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ông Trần T muốn biết hành vi của ông bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điểm a khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định “4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta

Khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (điểm b khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ)  quy định :

“7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này”

Ông Trần T không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ) và điểm c khoản 7 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Do đó, trường hợp của ông Trần T sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

  + Buộc ông Trần T khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã chiếm.

+  Buộc ông Trần T nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

Tình huống 3

Ông Trần Ngọc K lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn H được UBND xã A chứng thực vào ngày 04/5/2023. Đến ngày 04/7/2023, ông Nguyễn Văn H nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất thì bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ông Nguyễn Văn H muốn biết hành vi của ông bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định :

“2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai (các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai quy định: 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề) tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai (Khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai quy định: Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế) mà không thực hiện đăng ký biến động”

Khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định: “4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.”

Như vậy, trường hợp của ông Nguyễn Văn H sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Nguyễn Văn H phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Tình huống 4

Ông Huỳnh T nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Trần Trung C được UBND phường B chứng thực vào ngày 04/5/2020. Đến ngày 10/11/2023, ông Huỳnh T mới nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất thì bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ông Huỳnh T muốn biết hành vi của ông bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định :

“2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai (các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai quy định: 4. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây: a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên; h) Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; i) Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; k) Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; l) Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề) tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động (Khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai quy định: Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế) mà không thực hiện đăng ký biến động”

Khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định: “Trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Khoản 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định: “4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người đang sử dụng đất trong các trường hợp không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.”

Như vậy, trường hợp của ông Huỳnh T sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Huỳnh T phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.

Tình huống 5

Ông Nguyễn Văn T đang quản lý, sử dụng 01 thửa đất hàng năm khác với diện tích 500 m2 tại phường A. Ông Nguyễn Văn T nộp hồ sơ đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất từ đất hàng năm khác sang đất ở nhưng bị từ chối do không đủ điều kiện. Khi con trai ông T lập gia đình thì ông tự ý xây dựng nhà ở trên thửa đất này với quy mô móng, trụ bê tông cốt thép, tường xây gạch, mái lợp tôn với tổng diện tích vi phạm là 300 m2. Theo quy định pháp luật, hành vi của ông Nguyễn Văn T bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Theo điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định như sau: “2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta

Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP quy định như sau: “3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ) quy định:

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b)  Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Ông Nguyễn Văn T không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ). Do đó, trường hợp của ông Nguyễn Văn T sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc ông Nguyễn Văn T khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

+ Buộc ông Nguyễn Văn T nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 6

Do không có nhà ở, ông Phạm S đã tự ý xây dựng trên thửa đất trồng lúa tại phường C với diện tích 90m2 với quy mô công trình: móng, cột, tường xây gạch, mái lợp tôn. Sau khi phát hiện, UBND phường C đã cử công chức đến lập biên bản vi phạm hành chính. Ông S muốn biết hành vi của ông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời

Điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định: “3. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau: a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;”

Khoản 4 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định: “4. Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này”

Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ) quy định:

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

Trường hợp của ông Phạm S sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc ông Phạm S khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hoặc buộc ông Phạm S đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

+ Buộc ông Phạm S nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 7

Ông Trần Văn Q hiện đang là công nhân tại Công ty X, gia đình ông không có đất trồng lúa nên hỏi mua thửa đất lúa của ông Nguyễn Văn H sát bên nhà ông Q để thuận tiện canh tác. Ngày 20/12/2020, ông Nguyễn Văn H và ông Trần Văn Q lập hợp đồng chuyển nhượng viết tay thửa đất lúa trên và ông Trần Văn Q canh tác cho đến nay. Sau khi phát hiện, UBND phường A đã cử công chức đến lập biên bản vi phạm hành chính. Ông Trần Văn Q muốn biết hành vi của ông sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định “2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”

Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định:

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này mà bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.”

Ông Trần Văn Q không thuộc trường hợp quy định tại điểm b Khoản 5 Điều 26 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ. Do đó, trường hợp của ông Trần Văn Q  sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Trần Văn Q trả lại diện tích đất lúa đã nhận chuyển quyền từ ông Nguyễn Văn H

Tình huống 8

Trong thời gian ông Huỳnh Văn T xây dựng nhà ở, ông T đã cố tình đổ các vật liệu xây dựng thừa lên thửa đất nhà anh Khánh, khiến cho cây cối, hoa màu của nhà anh Khánh bị hư hỏng. Anh Khánh đã nhiều lần yêu cầu ông Huỳnh Văn T thu dọn nhưng gia đình ông Huỳnh Văn T vẫn không thu dọn. anh Khánh muốn biết hành vi của ông Huỳnh Văn T sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

          “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp đưa vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình mà gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

          2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đưa chất thải, chất độc hại lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

          3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

          4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

          Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này

Như vậy, trường hợp của ông Huỳnh Văn T sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ông Huỳnh Văn T khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm

Tình huống 9

Chị Nguyễn Thị H đang sử dụng 0,2 hecta đất trồng lúa nhưng kém hiệu quả nên chị T đã tự ý chuyển đổi 0,2 hecta sang nuôi trồng thủy sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hỏi: Hành vi nêu trên của chị Hòa sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

“2. Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau: b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ (điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ) quy định:

“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

Trường hợp của bà Nguyễn Thị H sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

- Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc bà Nguyễn Thị H khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm hoặc buộc bà Nguyễn Thị H đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

+ Buộc bà Nguyễn Thị H  nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm

Tình huống 10

Nắm bắt được nhu cầu mua đất màu để trồng trọt của nhiều hộ gia đình, các hộ dân tại xã B đã tự hạ thấp bề mặt đất bãi trồng màu để lấy đất màu bán kiếm tiền, làm thay đổi lớp mặt của đất không thể trồng cây được. Hỏi: hành vi của các hộ dân nêu trên có vi phạm pháp luật không và sẽ bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất hoặc gây ô nhiễm đất mà làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định, trong đó:

a) Làm biến dạng địa hình trong các trường hợp: thay đổi độ dốc bề mặt đất; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; trừ trường hợp cải tạo đất nông nghiệp thành ruộng bậc thang và hình thức cải tạo đt khác phù hợp với mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc phù hp với dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất phê duyệt hoặc chấp thuận”.

Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định:

1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.

2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì hành vi hạ thấp bề mặt đất để bán kiếm tiền làm thay đổi lớp của mặt đất không thể trồng cây được là hành vi hủy hoại đất do làm biến dạng địa hình thuộc điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP và hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.

Phòng Tư pháp TP