Truy cập nội dung luôn
UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

CHỦ ĐỀ: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH

02/05/2024 13:51    1451

MỘT SỐ TÌNH HUỐNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HỘ TỊCH

 

Tình huống 1:

Vợ chồng anh Đặng Hoài Nam mới sinh một bé gái tại bệnh viện N. Anh chị hiện đang thường trú và sinh sống tại phường M, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Anh Nam có nghe mọi người nói về việc thực hiện liên thông điện tử đối với nhóm thủ tục: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Anh Nam muốn biết việc nộp hồ sơ liên thông đối với nhóm thủ tục này cho con gái trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi được thực hiện như thế nào và hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a, khoản 1 mục II phần A Quy trình liên thông điện tử đối với 02 nhóm thủ tục hành chính: Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ban hành kèm theo Quyết định số 972/QĐ-UBND ngày 29/6/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi quy định:

Công dân đăng nhập tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc dichvucong.quangngai.gov.vn); lựa chọn nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử cần thực hiện tại chức năng “Tìm kiếm” dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh hoặc bấm chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” trên giao diện trang chủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến.

Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ điều hướng tới Phần mềm Dịch vụ công liên thông, tại đây, người dân hoàn thành tờ khai điện tử và đính kèm các giấy tờ theo quy định của các thủ tục hành chính. Hồ sơ thực hiện liên thông điện tử gồm:

- Tờ khai điện tử (Mẫu số 01 kèm theo).

Các thông tin trong tờ khai điện tử đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội, hệ thống thông tin có liên quan, được Phần mềm Dịch vụ công liên thông điền tự động. Biểu mẫu điện tử của từng thủ tục sẽ được Phần mềm Dịch vụ công liên thông phân tách để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

- Giấy chứng sinh điện tử do cơ sở y tế cấp được chia sẻ tự động từ Cơ sở dữ liệu của ngành y tế (qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội) với Phần mềm Dịch vụ công liên thông. Trường hợp chưa có giấy chứng sinh điện tử thì đính kèm bản sao chụp giấy tờ này và nộp bản chính để đối chiếu, lưu hồ sơ khi nhận kết quả.

Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì người dân nộp bản sao chụp văn bản xác nhận của người làm chứng; trường hợp không có người làm chứng thì bản sao chụp giấy cam đoan về việc sinh là có thực. Trong trường hợp các giấy tờ này là giấy tờ điện tử ký số, có giá trị pháp lý thì không phải nộp bản chính để đối chiếu, lưu hồ sơ khi nhận kết quả.

- Bản sao chụp Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (theo mẫu CT01), trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản thì đính kèm bản sao chụp giấy tờ này. Người dân không phải đến cơ quan thường trú nộp lại bản chính giấy tờ này cho cơ quan đăng ký thường trú, việc xác nhận đồng ý được thực hiện qua tài khoản VNeID (của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền) hoặc ký số điện tử hoặc qua nghiệp vụ kiểm tra, xác minh của công an khu vực.

- Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

- Kết quả giải quyết của thủ tục hành chính thuộc nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử là thành phần hồ sơ của thủ tục khác trong nhóm sẽ được hệ thống tự động chia sẻ để hoàn thiện hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

Các giấy tờ trên đã được số hóa, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu của ngành y tế, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội, Cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, Cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở, hệ thống thông tin có liên quan thì người dân không phải sao chụp, đính kèm giấy tờ này.

Các giấy tờ, gồm: Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú khi đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì người dân không phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ này.

Người dân lựa chọn nhận kết quả bản giấy tại nhà qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan đăng ký khai sinh đối với trường hợp các cơ quan đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế trên cùng đơn vị địa bàn một huyện hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

Đối với trường hợp người dân chỉ lựa chọn thực hiện liên thông 02 trong 03 nhóm thủ tục hành chính, Phần mềm dịch vụ công liên thông sẽ điều chỉnh nội dung tờ khai điện tử và giấy tờ phải đính kèm theo nội dung liên thông mà người dân đã lựa chọn để người dân thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến theo quy định

Như vậy, để thực hiện liên thông điện tử đối với nhóm thủ tục: đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con gái, anh Nam phải đăng nhập tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (tại địa chỉ dichvucong.gov.vn hoặc dichvucong.quangngai.gov.vn); lựa chọn nhóm thủ tục hành chính liên thông điện tử cần thực hiện tại chức năng “Tìm kiếm” dịch vụ công liên thông đăng ký khai sinh hoặc bấm chọn mục “Dịch vụ công liên thông khai sinh, khai tử” trên giao diện trang chủ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; và thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến.

Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ điều hướng tới Phần mềm Dịch vụ công liên thông, tại đây, anh Nam hoàn thành tờ khai điện tử và đính kèm các giấy tờ theo quy định của các thủ tục hành chính như sau:

- Tờ khai điện tử theo mẫu quy định. Các thông tin trong tờ khai điện tử đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội, hệ thống thông tin có liên quan, được Phần mềm Dịch vụ công liên thông điền tự động. Biểu mẫu điện tử của từng thủ tục sẽ được Phần mềm Dịch vụ công liên thông phân tách để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định.

- Giấy chứng sinh điện tử do cơ sở y tế cấp được chia sẻ tự động từ Cơ sở dữ liệu của ngành y tế (qua hạ tầng của Bảo hiểm xã hội) với Phần mềm Dịch vụ công liên thông. Trường hợp chưa có giấy chứng sinh điện tử thì đính kèm bản sao chụp giấy tờ này và nộp bản chính để đối chiếu, lưu hồ sơ khi nhận kết quả.

- Bản sao chụp Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản thì đính kèm bản sao chụp giấy tờ này. Anh Nam không phải đến cơ quan thường trú nộp lại bản chính giấy tờ này cho cơ quan đăng ký thường trú, việc xác nhận đồng ý được thực hiện qua tài khoản VNeID (của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền) hoặc ký số điện tử hoặc qua nghiệp vụ kiểm tra, xác minh của công an khu vực.

- Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Các giấy tờ trên đã được số hóa, chia sẻ từ Cơ sở dữ liệu của ngành y tế, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội, Cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, Cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở, hệ thống thông tin có liên quan thì anh Nam không phải sao chụp, đính kèm giấy tờ này.

Các giấy tờ, gồm: Căn cước công dân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú khi đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì anh Nam không phải xuất trình hoặc nộp các giấy tờ này.

Tình huống 2:

Chị Phạm Thị Thùy Vân đăng ký thường trú tại xã X, thành phố Quảng Ngãi, chị đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, chị Vân muốn thực hiện một số thủ tục về hộ tịch như: cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, cấp bản sao trích lục hộ tịch… tại UBND xã X, thành phố Quảng Ngãi. Tuy nhiên do bận công việc, chị Vân không thể trực tiếp về UBND xã X, thành phố Quảng Ngãi để thực hiện các thủ tục nêu trên, do đó chị dự định đăng ký hộ tịch bằng hình thức trực tuyến. Chị Vân muốn biết khi đăng ký hộ tịch trực tuyến thì chị phải truy cập vào trang web nào? 

Trả lời:

Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định: “Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến truy cập Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký tài khoản, xác thực người dùng theo hướng dẫn. Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện từ các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật”. Như vậy, khi đăng ký hộ tịch trực tuyến chị Vân phải truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để thực hiện.

Tình huống 3:

Anh Trần Đức Thiện và chị Nguyễn Thị Mai đã thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kết hôn trực tuyến. Anh Thiện và chị Mai có thể nhận kết quả là Giấy chứng nhận kết hôn thông qua hệ thống bưu chính được không? 

Trả lời:

Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định:

4. Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây:

a) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;

b) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;

c) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính;

d) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.

5. Đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả bao gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử, thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ được nhận kết quả theo phương thức quy định tại điểm d khoản 4 Điều này. Khi đến nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.

Đối với các việc hộ tịch mà người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả, nhưng vẫn phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch, bao gồm: xác nhận thông tin hộ tịch; ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được lựa chọn nhận kết quả theo một trong các phương thức quy định tại khoản 4 Điều này nhưng phải thực hiện việc nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu theo quy định trước khi nhận kết quả.

Trường hợp phải nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ không phải là giấy tờ tùy thân mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch đã có bản sao điện tử giấy tờ hoặc đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không phải nộp, xuất trình”

Theo quy định trên thì anh Thiện và chị Mai chỉ được nhận Giấy chứng nhận kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch, không thể nhận Giấy chứng nhận kết hôn thông qua hệ thống bưu chính.

Tình huống 4:

Chị Huỳnh Kim Anh thực hiện đăng ký trực tuyến thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Chị Kim Anh muốn biết chị sẽ được nhận kết quả của thủ tục này bằng phương thức nào? 

Trả lời:

Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định:

4. Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây:

a) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;

b) Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;

c) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính;

d) Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.

5. Đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả bao gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử, thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ được nhận kết quả theo phương thức quy định tại điểm d khoản 4 Điều này. Khi đến nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.

Đối với các việc hộ tịch mà người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả, nhưng vẫn phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch, bao gồm: xác nhận thông tin hộ tịch; ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được lựa chọn nhận kết quả theo một trong các phương thức quy định tại khoản 4 Điều này nhưng phải thực hiện việc nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu theo quy định trước khi nhận kết quả.

Trường hợp phải nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ không phải là giấy tờ tùy thân mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch đã có bản sao điện tử giấy tờ hoặc đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không phải nộp, xuất trình”

Theo quy định trên, chị Kim Anh được lựa chọn nhận kết quả theo một trong các phương thức sau:

- Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó;

- Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin;

- Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch thông qua hệ thống bưu chính. Trường hợp nhận kết quả qua hệ thống bưu chính thì phải ghi rõ địa chỉ nhận kết quả, lựa chọn hình thức dịch vụ bưu chính chuyển phát có bảo đảm và phải trả phí dịch vụ cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính khi nhận kết quả.

- Nhận kết quả là giấy tờ hộ tịch tại cơ quan đăng ký hộ tịch.

Đồng thời, chị Kim Anh phải thực hiện việc nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu theo quy định trước khi nhận kết quả.

Tình huống 05:

Anh Lưu Đức Bảo thực hiện đăng ký trực tuyến thủ tục cải chính hộ tịch. Khi nộp hồ sơ, anh Bảo đã đính kèm bản chụp các giấy tờ theo quy định. Tuy nhiên bản chính của giấy tờ nêu trên đã bị tẩy xóa, sửa chữa, khi nộp hồ sơ trực tuyến, anh Bảo đã dùng phần mềm chỉnh sửa phần bị tẩy xóa, sửa chữa đó. Anh Bảo muốn biết anh có bắt buộc phải cung cấp giấy tờ đã gửi bản chụp trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến cho cơ quan đăng ký hộ tịch hay không? Nếu giấy tờ mà a phải cung cấp bị tẩy xóa, sửa chữa thì có được nhận kết quả đăng ký hộ tịch hay không?

Trả lời:

Khoản 5 Điều 12 Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định:

5. Đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả bao gồm: khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử, thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chỉ được nhận kết quả theo phương thức quy định tại điểm d khoản 4 Điều này. Khi đến nhận kết quả tại cơ quan đăng ký hộ tịch, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch.

Đối với các việc hộ tịch mà người có yêu cầu đăng ký hộ tịch không phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch để ký vào Sổ hộ tịch và nhận kết quả, nhưng vẫn phải nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu là thành phần hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định pháp luật hộ tịch, bao gồm: xác nhận thông tin hộ tịch; ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, xác định cha, mẹ, con, nuôi con nuôi, thay đổi hộ tịch, khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được lựa chọn nhận kết quả theo một trong các phương thức quy định tại khoản 4 Điều này nhưng phải thực hiện việc nộp, xuất trình các giấy tờ, tài liệu theo quy định trước khi nhận kết quả.

Trường hợp phải nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ không phải là giấy tờ tùy thân mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch đã có bản sao điện tử giấy tờ hoặc đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì không phải nộp, xuất trình”

Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định:

a) Đối với các việc hộ tịch pháp luật quy định người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải có mặt tại cơ quan đăng ký hộ tịch, khi đến nhận kết quả theo Phiếu hẹn trả kết quả, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh về nhân thân; nộp hoặc xuất trình giấy tờ đã gửi bản chụp trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến để cơ quan đăng ký hộ tịch lưu hồ sơ hoặc kiểm tra, đối chiếu theo quy định pháp luật hộ tịch, trừ các giấy tờ đã nộp bản điện tử (nếu có).

b) Trường hợp người yêu cầu đăng ký hộ tịch không cung cấp được giấy tờ quy định tại điểm a khoản này hoặc giấy tờ nộp, xuất trình bị tẩy xóa, sửa chữa, làm giả thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch

Theo quy định nêu trên, anh Bảo bắt buộc phải nộp hoặc xuất trình giấy tờ đã gửi bản chụp trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến để cơ quan đăng ký hộ tịch lưu hồ sơ hoặc kiểm tra, đối chiếu theo quy định pháp luật hộ tịch. Trường hợp giấy tờ nộp, xuất trình bị tẩy xóa, sửa chữa thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch.

Tình huống 06:

Chị Phùng Thị Liên đang thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến. Chị Liên không có thiết bị điện tử để quét hoặc scan giấy tờ. Chị Liên muốn biết chị có thể gửi trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến là bản chụp giấy tờ tài liệu bằng điện thoại được hay không?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 01/2022/TT-BTP ngày 04/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến quy định: “Bản chụp các giấy tờ phải gửi kèm theo hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến phải bảo đảm rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, là bản chụp bằng máy ảnh, điện thoại hoặc được chụp, được quét bằng thiết bị điện tử, từ giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng; đã được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch sang tiếng Việt theo quy định nếu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự…”. Như vậy, chị Liên có thể gửi trong hồ sơ đăng ký hộ tịch trực tuyến là bản chụp giấy tờ tài liệu bằng điện thoại.