Truy cập nội dung luôn
UỶ BAN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Thành phố Quảng Ngãi có Kế hoạch đầu tư 1.050 triệu đồng thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn năm 2020

06/05/2020 16:22    184

Thành phố Quảng Ngãi hiện có hơn 10 sản loại phẩm có thế mạnh thuộc nhóm các ngành hàng: thực phẩm tươi sống và thực phẩm thô, sơ chế, như: rau an toàn, cá bống, đường phèn, đường phổi, bò khô, mạch nha, kẹo gương, kẹo mè xửng, trong đó sản phẩm đường phèn, đường phổi, bò khô, rau an toàn Tịnh Long, rau diếp cá Tịnh Châu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm này gồm trong tỉnh và các tỉnh thành phố khác, như: thành phố Hồ Chí Minh, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, các tỉnh phía Bắc v.v…Ngoài ra, thành phố Quảng Ngãi còn có nhiều sản phẩm đặc trưng có giá trị, thế mạnh và tiềm năng phát triển, có thể tham gia Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”, như: Chả bò, chả lụa, nem chua, cốm rang, mứt gừng, hải sản sấy khô, nước mắm, gà thả đồi, thả vườn v.v…Các sản phẩm này đã và đang đem lại thu nhập lớn cho người dân và ngày càng được nhiều thị trường biết đến. Đây là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các sản phẩm đặc trưng của Thành phố tham gia vào Chương trình “ mỗi xã một sản phẩm”.

       Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm dáp ứng yêu cầu của Chương trình “ Mỗi xã một sản phẩm”               (Chương trình OCOP) và nhu cầu ngày càng cao của thị trường, góp phần giải quyết việc làm cho lao động; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, UBND thành phố Quảng Ngãi đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi năm 2020. Tổng kinh phí thực hiện  Chương trình là: 1.050 triệu đồng, trong đó kinh phí trích từ ngân sách thành phố là 750 triệu đồng, kinh phí của chủ thể tham gia Chương trình là 300 triệu đồng. Mục tiêu cụ thể được thành phố đề ra trong năm 2020 là xây dựng hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ thành phố đến xã, phường; Xác định hoàn thiện, nâng cấp các sản phẩm thế mạnh, ngành chủ lực trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hiện có của các xã, phường đạt tiêu chuẩn 4 sao là 03 sản phẩm; có ít nhất 02 tổ chức, cá nhân hiện có trên địa bàn thành phố tham gia Chương trình OCOP; phấn đấu phát triển mới 01 tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP và tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho 100% cán bộ, quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ thành phố đến xã, phường./.

Văn Đạo